Bệnh tuyến giáp bao gồm hai hội chứng: cường giáp và nhược giáp

Tuyến giáp hoạt động theo cơ chế điều hòa miễn dịch có sự tham gia của homron TSH của tuyến yên. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, hoạt động của tuyến giáp sẽ mất ổn định và dẫn đến hai họi chứng bệnh lý với các biểu hiện khác nhau là nhược năng tuyến giáp và ưu năng tuyến giáp.

Nhược năng tuyến giáp

Suy giáp là tình trạng bệnh lý có bệnh nhân là sự sai sót bẩm sinh trong tổng hợp hormon, thiếu sản hoặc bất sản bẩm sinh, viêm do nhiễm khuẩn hoặc do tự miễn, do can thiệp phẫu thuật, do dùng quá liều lượng các chế phẩm điều trị ức chế giáp, hoặc dùng iod phóng xạ liều cao. Nguyên nhân thường gặp nhất là dinh dưỡng thiếu iod, và có thể là cả cobalt.
Đặc trưng của suy giáp gồm: Rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp (năng lực suy nghĩ, học tập, phản xạ), dinh dưỡng (tầm vóc, sinh trưởng), chuyên hóa nước (giữ nước), chuyển hóa protid và lipid, rối loạn phát triển sinh dục, điều hòa nhiệt… Nặng nhất là thể bẩm sinh, hoặc suy giáp từ nhỏ, sẽ gây là chứng đần độn (cretinism), còn ở người lớn là chứng phù niêm (myxoedeme) – tức suy giáp kèm theo phù niêm mạc và da. Trong chứng phù niêm thì điển hình là giảm rõ rệt cường độ chuyển hóa, béo bệu, kém linh hoạt, ít muốn hoạt động, khuôn mặt trở lên sưng húp, nét mặt cằn cỗi, mũi và môi dày, móng chi dễ gãy, tóc dễ rụng…Suy giảm hoạt động tình dục và trí óc, giảm trí nhớ, lãnh đạm, mất ngủ, và giai đoạn cuối cùng là suy giảm trí tuệ (đần)
Thư giản, giảm căng thẳng giúp ổn định bệnh tuyến giáp 
Bướu giáp địa phương là tình trạng tuyến giáp to lên do thiếu iod, hay gặp ở các vùng mà nước uống, thức ăn thiếu chất này. Do đó, tuyến yên tăng sản xuất thyrotropin (điều hòa ngược) làm tuyến giáp quá sản mạnh, có trường hợp trọng lượng tuyến đạt mức vài kilogam.

Ưu năng tuyến giáp

Chứng ngộ độc tuyến giáp do hàm lượng hormon tuyến tiết ra quá nhiều được gọi là “ngộ độc giáp”. Hay gặp nhất là bệnh Basedow, còn gọi là bướu độc lan tỏa. Ngày nay, bệnh nguyên của bệnh đã được xem xét lại, rối loạn tự miễn và sự tăng nhạy cảm của các thụ thể với adrenalin có vai trò quan trọng. Phát hiện ra trong máu tồn tại yếu tố LATS (long acting thyroid stimulator) – chất kích thích tuyến giáp tác dụng dài – được coi là kháng thể tự miễn với khả năng gắn đặc hiệu vào thụ thể của TSH (kích thích tốtrên bề mặt tế bào giáp; do đó, kháng thể này có tác dụng tương tự TSH nhưng tác dụng kéo dài hơn.

Biểu hiện của bẹnh là một phức hợp triệu chứng đặc trưng: tuyến to, mắt lồi, tăng chuyển hóa cơ bản, tăng tạo nhiệt, tim nhanh, run ngón tay, tăng hưng phấn não, tăng phản xạ gân – đều là hậu quả của ngộ độc hormon tuyến giáp. Hormon tuyến giáp khi thừa còn gây rối loạn chuyển hóa ở cơ tim: có những biến đổi: loạn dưỡng, tăng dẫn truyền nhĩ – thất, quá tải thất trái gây phì đại tim. 
Bông tuyết

0 Comment "Bệnh tuyến giáp bao gồm hai hội chứng: cường giáp và nhược giáp"

Đăng nhận xét